Bối cảnh sự kiện Sự mở rộng của NATO

Sự mở rộng của NATO là sản phẩm tất yếu của thời kì chuyển biến cấu trúc và đường lối chiến lược của châu Âu sau chiến tranh Lạnh, nguyên nhân của nó rắc rối phức tạp, không những có yếu tố cường quyền của nước lớn mà còn có yếu tố nước nhỏ tìm kiếm "ô bảo hộ"; không những có yếu tố phát triển kinh tế bất bình đẳng, lại còn có các yếu tố như chủ nghĩa dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo...

Đầu tiên, sự tan rã của Liên Xô và sự giải tán của Tổ chức Hiệp ước Warsaw là một nguyên nhân then chốt để cho NATO mở rộng về phía đông. Tháng 7 năm 1991, khối Warsaw tuyên bố giải tán, hệ thống Yalta hình thành vào thời kì chiến tranh Lạnh tan vỡ, khối Warsaw lấy Liên Xô làm nước cầm đầu chia rẽ phân hoá, bản thân Liên Xô cũng chia cắt thành mười mấy nước độc lập, cấu trúc và đường lối chiến lược của khu vực châu Âu cho đến thế giới bắt đầu đại phân hoá và đại điều chỉnh. Các nước Đông Âu ở vào trạng thái li khai dựa dẫm, các nước Liên Xô cũ mặc dù đã cấu thành Khối cộng đồng Các nước Độc lập, nhưng hình thức phân tán, cơ chế bất toàn, lực lượng bạc nhược. Nga - nước kế thừa lớn nhất của Liên Xô cũ, sau khi độc lập, vì mục đích làm vừa lòng đẹp ý phương Tây và giành lấy sự viện trợ kinh tế của phương Tây mà thi hành chính sách đối ngoại "ngả đổ về một bên" hướng về phương Tây, co rút lực lượng ở khu vực Đông Âu, kéo giãn khoảng cách với các nước trong khu vực. Theo cách này, xét về phương diện cấu trúc và đường lối an ninh, hình thế cân bằng lực lượng ở châu Âu mất cân bằng nghiêm trọng, xuất hiện cục diện gọi là "khoảng trống quyền lực" ở khu vực Đông Âu. Nhắm vào cục diện này, các loại lực lượng khác nhau vì mục đích tranh đoạt quyền chi phối an ninh châu Âu trong tương lai nên đã triển khai cuộc cạnh tranh kịch liệt, sự mở rộng về phía đông của NATO là sản phẩm của cuộc cạnh tranh này.

Thứ hai, Hoa Kì vì mục đích duy trì địa vị bá quyền của mình, mà tận lực chủ trương NATO mở rộng về phía đông. Đối với Hoa Kì mà nói, hơn 40 năm nay, luôn cậy mình là minh chủ của phương Tây, một tay trù hoạch tổ chức đồng thời kiểm soát chi phối NATO, mục đích của nó chính là để ngăn cấm sự mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô, mà dùng hết khả năng của mình đem thế lực quân sự của phương Tây cho đến ý thức hệ của phương Tây mở rộng về phía đông. Sau khi khối Warsaw giải thể, Hoa Kì cho rằng, "đế quốc thảm hoạ" đã không còn tồn tại, sự sai biệt về ý thức hệ đã không còn tồn tại, bức tường Berlin chia tách châu Âu cũng đã bị sụp đổ, Nga - nước kế thừa lớn nhất của Liên Xô cũ, đang cấp bách xử lí vấn đề nội bộ của nước này, đây là thời cơ rất tốt mở rộng thành quả thắng lợi chiến tranh Lạnh, khẩn trương thiết lập một thế giới đơn cực. Do đó, Hoa Kì tận lực chủ trương thu hút các nước Đông Âu gia nhập NATO, mau chóng dùng hết khả năng của mình đem các nước Đông Âu đưa vào phạm vi địa chính trị của phương Tây. Làm cách này, có thể mở rộng cơ sở tồn tại của NATO, tăng cường địa vị của mình ở bên trong liên minh, phát sinh tác dụng ràng buộc, áp chế Liên minh châu Âu lại còn gia tăng ảnh hưởng lên khu vực đó. Ngoài ra, còn có thể tiến một bước làm suy yếu lực lượng của Nga, ngăn chặn sự trỗi dậy lại lần nữa của Nga, tránh Nga một lần nữa gây ra mối uy hiếp đối với phương Tây.

Thứ ba, lợi ích ở khu vực châu Âu ép buộc NATO mở rộng về phía đông. Từ nhiều thế kỉ qua tới nay, các nước đóng vai trò chi phối trên thế giới đều nằm ở châu Âu, nhưng mà châu Âu đã trải qua hai lần đại chiến thế giới từ năm 1914 đến năm 1945, không chỉ thực lực của các nước chủ chốt ở châu Âu suy yếu, mà còn khiến cho cả châu Âu rơi vào trạng thái chia cắt. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, cục thế của châu Âu liên tục bị NATOkhối Warsaw chi phối, các nước phương Tây xuất phát từ nhu cầu lợi ích chiến lược, thường hay nhẫn nhịn để thoả hiệp, mặc do sắp đặt; các nước Đông Âu thì nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô cũ. Kết thúc chiến tranh Lạnh đồng nghĩa kết thúc chia cắt châu Âu, sự thống nhất của Tây BerlinĐông Đức, sự hoà giải của ĐứcBa Lan, tới tấp thiết lập quan hệ hữu nghị hoà bình, một châu Âu hoàn chỉnh đang từng bước hiển hiện. Các nước Tây Âu về phương diện an ninh cơ bản đã tiêu trừ các mối lo lắng bận tâm hình thành vào thời kì chiến tranh Lạnh, các nước Tây Âu lấy Pháp làm nước cầm đầu không còn một mực nghe theo Mĩ, hết sức toan tính tăng cường quyền tự chủ, phải do bản thân mình làm chủ vận mệnh của châu Âu, họ ngày càng coi trọng tăng cường xây dựng Liên minh châu Âu, cạnh tranh qua lại nhằm thu hút các nước Đông Âu gia nhập liên minh, mở rộng ảnh hưởng, trù liệu tăng cường lực lượng châu Âu về phương diện chính trị, kinh tế và quân sự, từ đó đạt đến mục đích gạt bỏ Hoa Kì. Một nhà ngoại giáo Tây Âu nói rằng, nếu các nước châu Âu đoàn kết đứng lên, lực lượng của chúng tôi không thể yếu hơn Hoa Kì, thông qua NATO mở rộng về phía đông, chúng tôi đã chứng minh một thứ gì đó hữu dụng cho các nước khác ngoài các nước thành viên.

Ngoài ra, bản thân các nước Đông Âu cũng mãnh liệt yêu cầu gia nhập NATO. Sau khi khối Warsaw tan rã, rất nhiều mâu thuẫn bị che giấu dưới cấu trúc và đường lối lưỡng cực trước đây ngày càng lộ rõ ra ngoài. Sự bùng nổ cuộc khủng hoảng Nam Tư cũ, sự xuất hiện xung đột sắc tộc và vùng lãnh thổ ở Liên Xô cũ, đã cho thấy rõ châu Âu dưới hình thế mới đã trở thành khu vực xung đột quốc tế, phát sinh đối kháng về sắc tộc, tôn giáo và kinh tế tại các nước Đông Âu. Mặt khác, Nga lại điều chỉnh chiến lược đối ngoại, mưu toan xuất hiện trở lại trên vũ đài quốc tế bằng tư cách cường quốc, điều này đã dẫn đến sự hoảng sợ của các nước Đông Âu. Bản thân các nước Đông Âu không có tổ chức hiệu quả có thể khiến cho nó tránh bị uy hiếp quân sự và bên ngoài xâm nhập, vì mục đích đảm bảo độc lập và an ninh của bản thân mà bắt đầu chủ động xin trợ giúp từ NATO, đồng thời trình bày lí do xin gia nhập NATO, mong muốn được NATO bảo vệ an ninh thật sự.